Hiểu biết tài chính cá nhân chính là biểu biết về tiền bạc và các kỹ năng liên quan đến tài chính cá nhân. Đồng thời, biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng đó để đưa quyết định đúng đắn về tiền bạc, giúp chúng ta thoát khỏi nợ nần, khánh kiệt và trở nên ổn định, giàu có sau này.
Những vị tỷ phú, triệu phú hay những doanh nhân thành đạt, người giàu có đều rất giỏi về quản lý tài chính cá nhân. Chỉ cần lướt thông tin trên internet, bạn dễ dàng nhận thấy được điều này.
Như vậy, những kỹ năng tài chính cá nhân đó là gì? Trong bài viết này, tôi xin phép giới thiệu với bạn 6 kỹ năng quan trọng của tài chính cá nhân để bạn có thể tham khảo và vận dụng vào cuộc sống của mình.
1. Kỹ năng kiếm tiền
Chắc chắn ai cũng có một việc làm để tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân. Đó có thể là làm việc tại cơ quan nhà nước, công nhân viên tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chủ doanh nghiệp, làm việc tư do, … Điều này là vô cùng bình thường. Và nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ tiếp tục làm người bình thường!
Nếu bạn muốn khác biệt, hãy tìm thêm một nguồn thu nhập thứ hai, thứ ba hoặc thậm chí nhiều hơn. Nhiều người có việc làm ổn định tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, họ đã tìm được nguồn thu nhập thứ hai bằng cách bán hàng online, cộng tác viên, dịch thuật, marketing online, … Người khác thì họ làm đại lý bảo hiểm, tư vấn kế toán, tư vấn luật, dạy kèm, giảng viên cộng tác, …
Một vài người có kiến thức và tư duy kinh doanh tốt, họ trở thành nhà đầu tư bất động sản, chứng khoán.
Tóm lại, tư duy kiếm tiền bền vững ở đây chính là bên cạnh công việc chính của bạn đang làm, bạn cần có thêm nhiều nguồn thu nhập bổ sung khác dù đó là nguồn thu nhập chủ động hay thụ động. Trừ khi công việc chính của bạn đang làm có thu nhập quá cao so với mức sống hiện tại.
2. Kỹ năng tiết kiệm
Có thể nói rằng, mọi hành động tiết kiệm tiền đều dẫn đến cuộc sống sung túc và giàu có sau này. Bởi vì, tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn có được quỹ dự phòng khẩn cấp khi gặp rủi ro, tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn có tiền để đi du lịch, tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn có tiền để đầu tư, tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn có được bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn có thêm tiền sống lúc về gia bên cạnh lương hưu, …
Các chuyên gia tài chính cá nhân luôn khuyên chúng ta phải tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập hàng tháng. Nhiều hơn thì càng tốt.
Tại Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp. Theo Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân của người Việt Nam năm 2020 là 2.750 USD/năm, tương đương 5,3 triệu đồng/tháng. Nhiều người cho rằng, thu nhập ít vậy, không đủ ăn thì làm sao tiết kiệm?
Thực tế, vấn đề là ở tuy duy của chúng ta thôi! Bạn có thật sự muốn tiết kiệm không? Nếu muốn, dù thu nhập có ít hơn, bạn vẫn có thể tiết kiệm được. Bạn hãy làm ngược lại cách mang nhiều người đang thực hiện tiết kiệm hiện nay, bạn sẽ làm được.
Nhiều người đang làm: Thu nhập – Chi phí = Tiết kiệm
Bạn làm ngược lại: Thu nhập – Tiết kiệm = Chi phí
Hãy làm theo cách này, dù thu nhập của chúng ta không nhiều nhưng chắc chắn chung ta sẽ có một khoản tiết kiệm nhỏ hàng tháng
3. Kỹ năng tiêu xài hay lập kế hoạch chi tiêu
Kỹ năng tiêu xài hay còn gọi là kỹ năng quản lý chi tiêu. Kỹ năng này chính là tổ hợp việc lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân và gia đình, đồng thời cam kết thực hiện chi tiêu trong kế hoạch. Mục đích của việc lập kế hoạch chi tiêu là nhằm tránh tình trạng tiêu xài quá mức do cám dỗ mua sắm.
Nếu bạn thường xem tin tức trên internet, cứ mỗi khi đến cuối năm hoặc đầu năm, tất cả các trang báo lớn như vnexpress, vietnamnet hay các trang blog kiến thức tài chính đều viết về lập kế hoạch chi tiêu hàng năm. Họ khuyên bạn phải lập kế hoạch chi tiêu cho năm mới.
Lập kế hoạch chi tiêu như thế nào không quan trọng, vì trên internet đang có rất nhiều form mẫu đầy đủ và miễn phí cho bạn. Hoặc là bạn có thể tải ngay ứng dụng lập kế hoạch chi tiêu về điện thoại của mình để sử dụng. Tuy nhiên, làm sao không bị vỡ kế hoạch chi tiêu mới là điều quan trọng nhất.
Nếu tôi khuyên bạn không nên sử dụng công nghệ 4.0 để lập và quản lý kế hoạch chi tiêu, chắc bạn chê tôi lỗi thời. Tuy nhiên, quản lý chi tiêu bằng việc ghi sổ tay hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Bởi vì khi ghi chép, bạn như được nhắc nhỡ lại lần nữa việc mua sắm, nếu bạn mua sắm ngoài kế hoạch, bạn dễ dàng nhận ra bài học kinh nghiệm chi tiêu “quá tay” của mình.
4. Kỹ năng chia sẻ
Chia sẻ chính là cho đi những gì chúng ta có. Không cần “đao to búa lớn” kiểu như các tỷ phú trên thế giới đang cho đi gần hết gia sản hàng tỉ USD của mình, cũng chẳng cần phải bỏ nghìn tỷ làm từ thiện như những người giàu Việt Nam. Nhưng nếu bạn làm được như vậy thì quá tốt rồi!
Chúng ta là những người bình thường, bạn vẫn có thể chia sẻ yêu thương từ những gì bạn có. Dù là món đồ cũ không dùng đến nữa hay những đồng tiền lẻ được thói lại hàng ngày khi mua sắm.
Tôi có thói quen không sử dụng tiền lẻ mệnh giá dưới 10 nghìn đồng. Mỗi khi tiêu xài, tiền lẻ được thói lại tôi không hề sử dụng mà bỏ vào học tủ bàn làm việc tại nhà. Cuối tháng tổng kết lại tôi được từ 300 nghìn đến 500 nghìn đồng. Tôi trích một phần để giúp đỡ người khó khăn. Thật sự không nhiều nhưng tôi nghĩ sẽ đủ để gia đình họ ăn một ngày. Sau mỗi lần như vậy, tôi cảm thấy niềm vui ngập tràn tâm trí mình.
Theo định luật bảo toàn năng lượng, không gì mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Định luật này dường như đúng với tất cả lĩnh vực đời sống con người. Chi sẻ cũng thế.
5. Kỹ năng đầu tư
Hiểu một cách đơn giãn, đầu tư có nghĩa là bạn bỏ tiền ra mua một món đồ, sau đó bán lại cho người khác với giá cao hơn. Phần chênh lệch chính là lợi nhuận.
Xét ở góc độ tài chính cá nhân, bạn phải tư duy rằng: đồng tiền của bạn đang có sẽ đầu tư vào đâu để có lợi nhuận tốt nhất và an toàn nhất. Ít ra cũng phải cao hơn tỷ lệ lạm phát đang có ngoài xã hội.
Tại Việt Nam, có những kênh đầu tư tiền đang phổ biến như sau: Gửi tiết kiệm ngân hàng, mua trái phiếu doanh nghiệp, vàng, bất động sản, cổ phiếu, forex, tiền điện tử, … Mỗi kênh có đặc thù riêng và cần có những kiến thức cơ bản về nó để tham gia nếu như bạn muốn bảo toàn đồng vốn của mình. Tìm hiểu kiến thức về những kênh đầu tư này, bạn hãy tham khảo bài viết cập nhật tỷ suất lợi nhuận của các kênh đầu tư phổ biến nhất tại Việt Nam ngay trên blog này nhé.
Một điều vô cùng quan trọng bạn cần quan tâm là tỷ lệ lợi nhuận của các kênh đầu tư. Thực tế, tại Việt Nam phần lớn các kênh đầu tư đều ở mức lợi nhuận bình quân trên dưới 15%/năm. Có nghĩa là bạn có vốn đầu tư 1 tỷ đồng, sau một năm đầu tư bạn sẽ có mức lợi nhuận bình quân khoảng 150 triệu đồng. Tỷ lệ lợi nhuận tôi đưa ra là tương đối. Đương nhiên có kênh đầu tư sẽ cao hơn và cũng có kênh đầu tư thấp hơn.
Nhưng tôi dám khẳng định rằng, rất hiếm có kênh đầu tư có lợi nhuận cao mà bền vững, phần lớn là lừa đảo hoặc phạm pháp.
Bạn cần phải hiểu về tỷ suất lợi nhuận bình quân của các kênh đầu tư để bảo vệ nguồn vốn của mình. Tránh bị mất tiền oan vì những lời kêu gọi ngọt ngào, phi thực tế và lừa đảo.
6. Kỹ năng vay nợ
Đương nhiên đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng vì nó là đòn bẩy tài chính. Bạn có còn nhớ Archimedes đã từng nói “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên”. Tuy không phát minh ra đòn bẩy, nhưng Archimedes là người đầu tiên đưa ra định luật về đòn bẩy, áp dụng trong nhiều máy móc, thiết bị, vật dụng ngày nay. Trong tài chính cũng thế.
Các ngân hàng thường tham gia đầu tư từ 70% – 85% nhu cầu vốn của chúng ta thông qua nghiệp vụ cho vay. Đây chính là đòn bảy trong tài chính. Vay nợ người thân, bạn bè cũng là sử dụng đòn bảy tài chính.
Như vậy, phần lớn chúng ta đều có vay nợ. Vay nợ không hề xấu, chúng ta không nên mặc cảm. Điều quan trọng là bạn có sử dụng công cụ vay nợ để phát triển tài chính cá nhân hay gia tăng tài sản bền vững hay không. Nếu không, bạn cần nên xem xét lại việc vay vốn của mình.
Lãi suất phải trả khi vay nợ cũng rất quan trọng vì nếu lãi quá cao, phương án vay không hiệu quả. Bạn còn nhớ phần tỷ lệ lợi nhuận của các kênh đầu tư tôi nói ở trên không? Nếu vay vốn đầu tư bất động sản mà lãi suất vay trên 15%/năm, khả năng bạn đầu tư không hiệu quả. Vì tỷ suất lợi nhuận bình quân kênh này chỉ khoảng 15% – 20%/năm, nếu vay, tiền lời bạn đã trả cho ngân hàng gần hết rồi!
Một điều tôi muôn nhắc đến nữa là uy tín trong vay nợ. Bạn phải hoàn trả lãi và gốc vay đúng cam kết, nếu không khả năng bạn sẽ không được tiếp tục được vay vốn nữa, ít nhất là trong vòng từ 3 đến 5 năm sau vì mất uy tín, lịch sử nợ xấu theo đánh giá của ngân hàng nhà nước.
Để đảm bảo khả năng trả nợ, bạn cần cân đối số tiền trả nợ hàng tháng của mình nằm trong khoảng từ 30% – 60%/tổng thu nhập. Nếu thu nhập của bạn khoảng 20 triệu đồng/tháng, số tiền trả nợ tối đa của bạn khoảng 12 triệu đồng. Thu nhập cao hơn, khả năng trả nợ hàng tháng có thể cao hơn. Nhưng đó là số khuyến cáo của các ngân hàng đang áp dụng.
Nói tóm lại, bạn cần phải biết sử dụng đòn bảy vay vốn một cách hợp lý, hiệu quả để đạt được hiệu quả đầu tư và gia tăng tài sản cho mình.
Tạm kết
6 kỹ năng về tài chính cá nhân tôi vừa nêu khá đơn giản, thực tế ai cũng biết. Tuy nhiên, để kiến thức trở thành kỹ năng là cả một quá trình mất nhiều thời gian và công sức, có khi phải mất rất nhiều tiền mới thuần thục được một kỹ năng.
Chúng ta cần phải áp dụng kiến thức vào công việc và cuộc sống, lặp đi lặp lại nhiều lần, để nó trở thành thói quen trước. Sau đó, bạn cần lọc lại những điểm mạnh nhất, có lợi ích nhất trong thói quen để biến nó thành kỹ năng tài chính cá nhân cho riêng bạn.
Chúc bạn thành công!
I’m not sure exazctly why but ths site is looading
incredibly slow ffor me. Is anyone else having this issuye oor is it a problem on my
end? I’ll heck back later aand ssee if the problsm still exists.
Its nnot my first tije tto paay a visit this site, i am
visitig thijs web site dailly and obtain fastidious dawta ffrom her everyday.
It’s truly very complex in this busy life to listen news on TV, so I simply use the web for that reason, and take the latest information.
Hey! Thiss post could not bee writgen any better! Readung this pozt reminds me off myy good oldd room mate!
He alwaays kespt talking about this. I will forward thjs aricle to him.
Fairly certtain he wioll have a good read. Manyy thajks for sharing!